19 thủ thuật tâm lý giúp bạn ăn điểm trong mọi buổi phỏng vấn

thứ năm - 12 tháng 03 2020 lúc 17:41:35
Điều ám ảnh nhất đối với mỗi người - nhất là với các sinh viên mới ra trường - chính là phải đi tìm việc làm. Mà để có được một công việc ưng ý thì cần phải đi phỏng vấn xin việc.

Mọi rắc rối đều bắt đầu từ đây. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy cực kì căng thẳng và lóng ngóng, không biết phải ngồi dáng nào, đứng ra sao, ăn nói kiểu gì ... để không mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.

Với suy nghĩ đó, chúng tôi đã thống kê ra một danh sách bao gồm những chiến thuật dễ dàng cho bạn, mục đích để tạo sự kết nối với người phỏng vấn bạn, từ đó gia tăng cơ hội được nhận vào làm.

1. LÊN LỊCH PHỎNG VẤN VÀO KHOẢNG 10:30 SÁNG THỨ BA

Theo Glassdoor, thời gian "tốt nhất" để sắp xếp một cuộc phỏng vấn là thời gian thuận lợi nhất cho người phỏng vấn - không phải là thời gian thuận lợi nhất cho bạn.

Vì vậy, nếu nhà tuyển dụng cung cấp cho bạn cơ hội lựa chọn thời gian phỏng vấn, hãy hỏi xem bạn có thể đến vào khoảng 10:30 sáng Thứ Ba không. Đó có thể là lúc người phỏng vấn của bạn tương đối dễ tính, thoải mái.

Nói chung, bạn nên tránh các cuộc phỏng vấn vào sáng sớm, vì người phỏng vấn của bạn vẫn có thể bận tâm với những công việc cần thiết để hoàn thành trong ngày hôm đó. Bạn cũng sẽ muốn tránh ca phỏng vấn cuối cùng trong ngày, vì người phỏng vấn bạn có lẽ đã phải suy nghĩ xem mình cần làm gì khi về nhà.

2. ĐỪNG PHỎNG VẤN CÙNG NGÀY VỚI CÁC ỨNG CỬ VIÊN NỔI TRỘI NHẤT

Nghiên cứu cho thấy, cách đánh giá của người phỏng vấn sẽ dựa trên các ứng cử viên mà họ phỏng vấn vào hôm đó.

Một nghiên cứu cho thấy, những ứng cử viên phỏng vấn vào cuối ngày thường bị đánh giá thấp hơn dự kiến, nếu ngày đó liên tục có những ứng cử viên có quá nhiều tiềm năng đến phỏng vấn. Mặt khác, những ứng viên được phỏng vấn sau một chuỗi các ứng viên yếu thế hay được đánh giá cao hơn dự kiến.

Không rõ liệu đây có phải là một hiện tượng vô thức hay không, hay do người phỏng vấn chủ ý đánh giá những ứng viên cuối cùng cao hoặc thấp hơn thực tế, vì người phỏng vấn không muốn người giám sát của họ nghĩ rằng mọi ứng cử viên đều được đánh giá ngang bằng nhau.

Dù bằng cách nào đi nữa, nếu bạn có thể biết được về danh tính và thời gian phỏng vấn của những ứng cử viên khác, hãy chọn tham gia phỏng vấn sau các ứng cử viên không đạt đủ tiêu chuẩn của công việc.

3. KẾT HỢP MÀU SẮC TRANG PHỤC VỚI HÌNH ẢNH BẠN MUỐN HƯỚNG TỚI

Một khảo sát của CareerBuilder về những nhà quản lý tuyển dụng và chuyên gia nhân sự cho thấy, màu sắc trang phục khác nhau sẽ mang đến những ấn tượng khác nhau.

23% người phỏng vấn đề xuất ứng cử viên nên mặc trang phục màu xanh lam, nó cho thấy ứng viên là người dễ làm việc theo nhóm, trong khi 15% người phỏng vấn lại đề xuất màu đen, là màu thể hiện tiềm năng về lãnh đạo.

Trong khi đó, 25% người phỏng vấn cho rằng trang phục màu cam là màu tệ nhất, nó cho thấy ứng viên không chuyên nghiệp chút nào.

Dưới đây là một số ý nghĩa của màu sắc:
Xám: có tư duy logic/giỏi phân tích
Trắng: gọn gàng, có tổ chức
Nâu: đáng tin cậy
Đỏ: quyền lực

4. ĐIỀU CHỈNH CÂU TRẢ LỜI CỦA BẠN THEO TUỔI CỦA NGƯỜI PHỎNG VẤN

Bạn có thể hiểu rất nhiều (nhưng không phải tất cả) về người phỏng vấn của bạn và cả những gì cô ấy muốn nghe dựa trên tuổi của cô ấy.

Trong cuốn "Crazy Good Interviewing" của Tiến Sĩ John B. Molidor và Barbara Parus, họ viết rằng: bạn nên linh hoạt theo độ tuổi của người phỏng vấn bạn. Đây là một số gợi ý:

Người phỏng vấn thuộc Thế Hệ Y (từ 20 đến 30 tuổi): Mang theo các sản phẩm trực quan mà bạn đã làm ra, và hãy nhấn mạnh khả năng làm nhiều việc cùng một lúc của bạn.
Người phỏng vấn thuộc Thế Hệ X (từ 30 đến 50 tuổi): Nhấn mạnh sự sáng tạo của bạn và đề cập đến việc cân bằng công việc/cuộc sống đóng góp vào thành công của bạn ra sao.
Người phỏng vấn Baby Boomer (Thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh) (từ 50 đến 70 tuổi): Cho thấy rằng bạn làm việc chăm chỉ, và thể hiện sự tôn trọng với những gì mà người phỏng vấn của bạn đã đạt được.

5. GIỮ LÒNG BÀN TAY CỦA BẠN MỞ HOẶC TẠO TAY HÌNH CHUÔNG
Theo Molidor và Parus, chuyển động tay của bạn góp phần gây ấn tượng cho bạn trong một cuộc phỏng vấn xin việc.

Đại khái, việc để mở lòng bàn tay cho thấy bạn là người chân thành, trong khi ấn các ngón tay của bạn với nhau để tạo thành hình chuông cho thấy bạn là người tự tin.

Mặt khác, bạn sẽ không muốn úp bàn tay xuống dưới, vì đó là dấu hiệu cho thấy bạn là người thích chỉ đạo. Bạn cũng sẽ không muốn giấu bàn tay của mình đi, vì như vậy giống như bạn đang che giấu gì đó; hoặc việc gõ ngón tay cho thấy bạn đang thiếu kiên nhẫn; khoanh tay thể hiện sự thất vọng; và lạm dụng cử chỉ tay sẽ dễ gây phân tâm.

6. TÌM ĐIỂM CHUNG VỚI NGƯỜI PHỎNG VẤN BẠN
Theo "giả thuyết thu hút tương đồng", chúng ta có xu hướng thích những người có chung quan điểm.

Vì vậy, nếu bạn biết người phỏng vấn của bạn thực sự coi trọng dịch vụ cộng đồng và bạn cũng vậy, hãy cố gắng đưa chủ đề đó vào cuộc trò chuyện của bạn.

7. BẮT CHƯỚC NGÔN NGỮ CƠ THỂ CỦA NGƯỜI PHỎNG VẤN
"Hiệu ứng tắc kè hoa" là một hiện tượng tâm lý, nó mô tả việc mọi người có xu hướng thích nhau hơn khi hai bên thể hiện ngôn ngữ cơ thể tương tự nhau.

Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Patti Wood nói rằng, theo một cách lý tưởng nhất, nó giống như bạn đang "nhảy" với người khác vậy. Nếu không, thì có vẻ như bạn không quan tâm đến những gì họ đang nói, bạn không phải là người hợp để làm việc nhóm, hoặc thậm chí là bạn đang nói dối.

Vì vậy, nếu người phỏng vấn của bạn đang nghiêng người về trước trên ghế của mình và đặt tay lên bàn, hãy thoải mái làm điều tương tự. Rất có thể anh ấy sẽ không nhận thấy rằng bạn đang sao chép lại cử chỉ đó đâu.

8. DÀNH LỜI KHEN CHO NGƯỜI PHỎNG VẤN LẪN CÔNG TY, NHƯNG KHÔNG ĐỀ CAO BẢN THÂN
Trong một nghiên cứu được trích dẫn trên PsyBlog, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: những sinh viên làm vừa lòng người phỏng vấn của họ, mà không có động thái đề cao bản thân, luôn có khả năng xin được việc. Cũng khá dễ hiểu, vì những sinh viên đó có vẻ sẽ là mảnh ghép phù hợp với công ty.

Cụ thể, những sinh viên dành lời khen cho công ty đã cho thấy sự nhiệt huyết của mình trước công việc đang ứng tuyển, đồng thời có cả lời khen tới người phỏng vấn họ. Họ đã không lạm dụng các sự kiện tích cực để đánh bóng bản thân, hoặc đề cao bản thân trong các sự kiện tích cực, ngay cả khi họ không hề có chút trách nhiệm nào trong những dịp đó.

9. BÀY TỎ THÁI ĐỘ TỰ TIN VÀ TÔN TRỌNG CÙNG LÚC
Sự thành công trong kinh doanh thường đi từ vấn đề cạnh tranh và hợp tác, trích lời từ những giáo sư kinh doanh viết nên cuốn "Friend and Foe".

Trong một buổi phỏng vấn xin việc, điều đó thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người phỏng vấn, đồng thời bộc lộ sự tự tin của bạn. Một cách để làm điều đó là nói ra điều gì đó như: "Tôi yêu công việc của bạn về khía cạnh [bất kỳ khía cạnh nào]. Nó gợi cho tôi nhớ về công việc của mình trên phương diện [bất kỳ phương diện nào]".

Bạn tự tin rằng bạn đang chủ động điều hướng cuộc trò chuyện, nhưng cũng nên chắc chắn rằng bạn đang ngưỡng mộ công việc của người phỏng vấn.
Buổi phỏng vấn rất quan trọng và cần phải nắm được các thủ thuật tâm lý này
giúp bạn thành công trong buổi phỏng vấn của mình

10. HÃY THẲNG THẮN VỀ NHỮNG ĐIỂM YẾU CỦA BẠN

Khi trả lời câu hỏi "Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?", động thái ban đầu của bạn có thể là cần nghĩ ra một câu trả lời đầy chiến lược, mục đích để làm bật điểm mạnh của bạn. Ví dụ, bạn có thể nói: "Tôi là người cầu toàn" hoặc "Tôi hay làm việc quá sức".

Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy rằng "khiêm tốn", hoặc thể hiện sự tâng bốc ẩn sau một lời chê bai, có thể là một bước ngoặt trong các cuộc phỏng vấn. Sẽ khôn ngoan hơn khi bạn nói điều gì đó chân thật như: "Tôi không phải lúc nào cũng giỏi nhất trong việc tổ chức và sắp xếp công việc", điều này nghe có vẻ trung thực hơn và có thể khiến người phỏng vấn của bạn có xu hướng cho bạn đảm nhiệm vị trí này.

11. TỰ SỬA CHỮA BẢN THÂN ĐỂ CẢM THẤY MẠNH MẼ

Một cơ quan nghiên cứu đề xuất rằng, bạn có thể dễ dàng khiến bản thân cảm thấy mạnh mẽ hơn trong các tình huống kinh doanh.

Trong một nghiên cứu, những ứng cử viên nào kể lại về khoảng thời gian mà họ có sức ảnh hưởng lên những người khác, thì thường được nhận diện là một nhân tố tiềm năng khi cần tới làm việc nhóm - và ấn tượng đó vẫn còn lưu lại 2 ngày sau đó. Bạn có thể ứng dụng chiến lược tương tự trong một buổi phỏng vấn xin việc: Trước khi tham gia, hãy ghi lại một số lưu ý về thời gian bạn hành động như một nhà lãnh đạo trong công việc.

12. NÓI MỘT CÁCH CÓ DIỄN CẢM

Nếu bạn muốn người khác nhìn nhận mình là người thông minh, hãy tránh cách nói đơn điệu.

Tại các Tập đoàn, Geoffrey James khuyên bạn "nên điều biến tốc độ nói nhanh, chậm dựa theo tầm quan trọng của những gì bạn đang nói vào thời điểm đó. Nếu bạn đang tổng kết lại hoặc giới thiệu về khung cảnh chung, hãy nói nhanh hơn chút khi đang cung cấp thông tin. Còn khi giới thiệu một khái niệm quan trọng, hãy nói chậm lại để người nghe có thời gian tiếp thu".

13. GIAO TIẾP BẰNG MẮT KHI LẦN ĐẦU TIÊN GẶP NGƯỜI PHỎNG VẤN

Đừng rụt rè - khi người phỏng vấn của bạn đến chào bạn, hãy nhìn thẳng vào mắt họ.

Theo một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia xem video của những người lạ nói chuyện với nhau lần đầu tiên và sau đó đánh giá mức độ thông minh của mỗi người. Kết quả cho thấy, những người thường xuyên giao tiếp bằng mắt trong khi nói được coi là thông minh hơn những người không giao tiếp bằng mắt.

14. HÃY THÂN THIỆN VÀ QUYẾT ĐOÁN CÙNG LÚC

Một nghiên cứu hấp dẫn đã tìm ra lý do tại sao các ứng cử viên hay lo lắng thường ít tìm được việc làm.

Hóa ra, ít nhất là trong các cuộc phỏng vấn thử, bầu không khí căng thẳng không hẳn đã khiến bạn làm hỏng cơ hội của mình. Thay vào đó, có thể do việc lo lắng đã khiến bạn trở nên ít thân thiện và quyết đoán hơn và nói cũng chậm hơn nữa.

"Nếu bạn không phải kiểu người hướng ngoại bẩm sinh, thì hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện được các kỹ năng mà mình có", trích lời từ đồng tác giả nghiên cứu Deborah M. Powell nói với Forbes. "Đừng e ngại việc lấy quyền làm chủ về sự đóng góp của bạn cho một dự án." Powell nói với Forbes rằng, việc nói chậm sẽ phá hủy cơ hội của ứng cử viên, vì những người phỏng vấn có thể nghĩ rằng: câu hỏi của họ đang làm khó ứng viên.

15. THỂ HIỆN TIỀM NĂNG CỦA BẠN

Bạn có thể muốn nói với người phỏng vấn về tất cả những thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá khứ - nhưng nghiên cứu cho thấy, bạn nên tập trung hơn vào những gì bạn có thể làm trong tương lai, nếu công ty chấp nhận cho bạn vào làm việc.

Trong một nghiên cứu, những người tham gia nhận được thông tin về một ứng cử viên giả định. Một số người tham gia thấy rằng, ứng cử viên đã có 2 năm kinh nghiệm và đã đạt được mức điểm cao trong các bài kiểm tra về thành tựu lãnh đạo; những người khác lại nhận định rằng, ứng viên này không có chút kinh nghiệm nào và đã đạt được mức điểm cao trong một bài kiểm tra tiềm năng lãnh đạo. Kết quả cho thấy, những người tham gia nghĩ rằng các ứng cử viên sẽ thành công hơn khi họ biết rằng anh ta có tiềm năng lớn.

Theo nhà tâm lý học xã hội Heidi Halvorson, bộ não của chúng ta chú ý nhiều hơn đến thông tin không chắc chắn, vì não bộ muốn giải mã nó. Nói cách khác, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để phân tích thông tin đó và nếu thông tin đó theo hơi hướng tích cực, chúng ta sẽ có một cái nhìn thuận lợi hơn về năng lực của một người.

16. ĐỪNG CƯỜI QUÁ NHIỀU

Không cần phải cau có với người phỏng vấn của bạn - nhưng bạn cũng sẽ không muốn nở nụ cười toe toét trên mặt đâu. Nghiên cứu cho thấy, đối với một số ngành nghề nhất định, mỉm cười quá nhiều có thể làm giảm khả năng của bạn khi phỏng vấn xin việc.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu yêu cầu sinh viên đại học tham gia phỏng vấn xin việc. Họ nhận thấy rằng, những sinh viên đóng vai ứng cử viên cho vị trí phóng viên báo chí, quản lý và trợ lý nghiên cứu ít có khả năng nhận được việc khi mỉm cười - đặc biệt là vào thời điểm giữa phỏng vấn.

Một mặt khác của nghiên cứu cho thấy, mọi người mong đợi các ứng viên sẽ cười nhiều hơn khi ứng tuyển vào một vị trí như đại diện người tiêu dùng hoặc nhân viên bán hàng.

17. HÃY TỎ RA NHIỆT TÌNH

Như Jonathan Golding và Anne Lipert đã chỉ ra trong Psychology Today, một số nghiên cứu nhận thấy rằng, các ứng cử viên có sự nhiệt huyết và hứng thú thường có khả năng cao nhận được việc hơn.

Họ có viết: "Đặc biệt, các ứng viên có sức ảnh hưởng, mức độ nhiệt huyết cao và có sự biến thiên trong tông giọng có khả năng được mời trở tới buổi phỏng vấn thứ hai nhiều hơn so với các ứng viên có sức ảnh hưởng ít, không thực sự nhiệt huyết và tông giọng mang tính một màu."

18. ĐỪNG COI NHẸ CUỘC TRÒ CHUYỆN NHỎ TRƯỚC BUỔI PHỎNG VẤN

Nghiên cứu gần đây cho thấy, việc trò chuyện nhàn rỗi trước buổi phỏng vấn - điều mà các nhà tâm lý học gọi là "xây dựng mối quan hệ" - thực sự có tác động không nhỏ đến ấn tượng của người phỏng vấn về bạn.

Nghiên cứu cho thấy, những ứng cử viên điều hướng cuộc nói chuyện nhỏ trong các cuộc phỏng vấn thử thường được đánh giá cao hơn cho các câu hỏi liên quan đến công việc, hơn hẳn các ứng viên không thực sự có hứng thú trò chuyện, đồng nghĩa là ấn tượng đầu của người phỏng vấn đã trở thành ấn tượng chung của họ mất rồi.

19. HỎI NGƯỜI PHỎNG VẤN TẠI SAO HỌ CHỌN BẠN TỚI PHỎNG VẤN

"Tại sao tôi được mời đến buổi phỏng vấn ngày hôm nay?", nghe có vẻ như là một câu hỏi khá kỳ lạ. Nhưng theo nhà tâm lý học Robert Cialdini, nó lại khá hiệu quả. Cụ thể, nó thu hút sự chú ý của người phỏng vấn về điểm mạnh của bạn và lý do họ thích bạn

"Bạn sẽ tập trung mọi sự đánh giá vào khía cạnh tích cực, vào các yếu tố mạnh nhất của bạn", Cialdini nói với Business Insider. "Với suy nghĩ đó, họ sẽ đánh giá bạn là một nhân tố sáng giá trong tương lai."

Nguồn: sưu tầm
----------------------------------

Đưa cho người đàn ông một con cá, anh ta no cả ngày. Nhưng đưa cho anh ta cái cần câu, anh ta no cả đời. Tôi muốn đưa cho bạn chiếc cần câu tuyệt vời. Nó giúp bạn chinh phục bất cứ trở ngại nào trong cuộc sống. Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng luôn tồn tại song song, trở thành 2 yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn thành công trong mọi vị trí công việc. Hiểu được kỹ năng mềm là gì, bạn sẽ có kế hoạch để nhanh chóng phát triển, thành công vượt bậc. Chưa bao giờ là muộn, ngay từ bây giờ, hãy liên tục rèn luyện và học hỏi để sở hữu kỹ năng mềm tuyệt vời nhất mang lại thành công cho chính mình.


?? Liên hệ và để lại thông tin qua fanpage để nhận tư vấn về khóa học: https://www.facebook.com/nhanlucthoiky4.0/

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC NOVA
?Địa chỉ: Tầng 2, toà A số 22 Thành Công, Ba đình, Hà Nội
☎️Hotline: 0989.49.20.20
?Mail: novaedu.vn@gmail.com
?Website: http://novaedu.vn/