Ngày 16/11 vừa qua, Novaedu vinh dự được chia sẻ những kỹ năng về giao tiếp sư phạm tới các bạn sinh viên năm hai, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chuyên gia đào tạo Phạm Thị Thanh Hằng đã có những chia sẻ hữu ích giúp các nhà giáo tương lai xác định được vai trò và tầm quan trọng của giao tiếp sư phạm trong công tác giảng dạy.
Giao tiếp là hành vi mà bất kỳ con người nào cũng đều phải thực hiện. Thế nhưng không phải ai cũng luôn tự tin khi giao tiếp. Không phải ai cũng có được những cuộc giao tiếp hiệu quả. Sợ không có chuyện gì để kể. Sợ làm mếch lòng người khác. Sợ không ai quan tâm. Sợ tốn thời gian... Bao nhiêu nỗi sợ là bấy nhiêu lý do để một con người trở nên giao tiếp kém.
Trong sự nghiệp trồng người, các thầy cô giáo càng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Đó không chỉ là phương tiện để truyền đạt những nội dung của bài giảng. Mà còn là con đường để tạo nên sự kết nối giữa giáo viên và học trò. Vậy nên, ngoài giao tiếp chung chung, mỗi thầy cô giáo tương lai còn phải trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp sư phạm.
Kỹ năng giao tiếp sư phạm là tổng hợp những kỹ năng về điệu bộ, hành vi, ngôn ngữ, được giáo viên phối hợp hài hòa để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
Những người thầy cô giáo tương lai không chỉ cần tích lũy cho mình những kiến thức chuyên môn về tri thức. Mà còn cần rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp sư phạm. Quá trình dạy học không chỉ là dạy kiến thức, mà còn là dạy cách làm người.
Nắm vững những kỹ năng giao tiếp sư phạm trong tay, những người thầy cô giáo tương lai đã tiến gần hơn một bước tới bên những thế hệ học trò của mình. Sự nghiệp trồng người vì thế mà bao đời nay luôn được ca ngợi là cao cả và vinh quang nhất.
Theo chuyên gia Phạm Thị Thanh Hằng, để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả, các thầy cô giáo cần chú ý đến những vấn đề như: Kỹ năng lắng nghe. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Kỹ năng sử dụng ngôn từ rõ ràng và mạch lạc. Sự thân thiện. Sự tự tin. Sự thấu hiểu. Sự cởi mở. Sự tôn trọng. Sự phản hồi. Và yếu tố phương tiện giao tiếp. Khi đã vận dụng được tất cả những kỹ năng trên, việc giao tiếp với học sinh sẽ dễ dàng hơn.
Có nhiều giáo viên tương lai cho rằng, ở tuổi học sinh, nhiều em rất bướng. Cho dù là mình có cố gắng mềm mỏng và thấu cảm như thế nào, thì các em vẫn không nghe lời. Nhưng chuyên gia Phạm Thị Thanh Hằng đã phân tích. Rằng việc giao tiếp với học trò không phải để các em nghe lời mình. Mà là để các em hiểu, đồng tình và ủng hộ mình. Và phát triển những suy nghĩ của riêng mình theo hướng đúng đắn và tích cực.
Kỹ năng giao tiếp sư phạm là một chuyên đề hay mà sinh viên khoa Sư phạm Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội rất hứng thú. Bài chia sẻ của chuyên gia Phạm Thị Thanh Hằng đến từ Novaedu rất hữu ích. Đã giúp các nhà giáo tương lai tích lũy thêm những kiến thức cần thiết để rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho riêng mình. Hy vọng, các nhà giáo tương lai sẽ gặt hái được những thành công lớn trong sự nghiệp giáo dục của mình.
Liên hệ: Công ty CP Công Nghệ Giáo Dục NOVA Địa chỉ: Tầng 2, nhà A, số 22 Thành Công, Hà Nội. Hotline: 0989 49 2020 Email: novaedu.vn@gmail.com. |
Tác giả bài viết: Novaedu